Hồng giòn Chín Nên

65.000

Hồng giòn Chín Nên có vị ngọt thanh, lớp thịt màu vàng cam đẹp mắt, khi ăn có độ giòn xốp rất vừa miệng.

  • Vị: ngọt thanh, có độ giòn – xốp, không hạt chiếm 90%.
  • Thịt quả: màu vàng nhạt đến vàng cam. Vỏ có màu xanh ngọc ngả sang vàng
  • Hình dáng: quả tròn, đáy bằng không nhọn
  • Bảo quản: NÊN bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng được lâu hơn
  • Vùng trồng: Đà Lạt, Đơn Dương

Hồng giòn Chín Nên mùa 2023 đã trở lại, món quà mùa thu Đà Lạt dành tặng cho mỗi du khách vào mỗi đầu tháng 8 đến cuối tháng 10 dương lịch hằng năm. Mùa thu Đà Lạt, bên cạnh nỗi niềm thương nhớ về khí hậu, cảnh sắc thì hồng giòn cũng là điều khiến du khách nhớ nhiều về thành phố. Hương vị ngọt ngào, nhẹ nhàng, chút giòn giòn sần sật ngon lành khiến lòng người lưu luyến mãi chẳng quên.

Thời vụ của hồng Chín Nên ngắn, thường chỉ kéo dài 2 tháng

  • Đơn vị tính: KG
  • Vị: ngọt thanh, có độ giòn – xốp, không hạt chiếm 90%.
  • Thịt quả: màu vàng nhạt đến vàng cam. Vỏ có màu xanh ngọc ngả sang vàng
  • Hình dáng: quả tròn, đáy bằng không nhọn
  • Bảo quản: NÊN bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng được lâu hơn
  • Vùng trồng: D’ran – Đơn Dương – Lâm Đồng, TP. Đà Lạt

Nguồn gốc Hồng giòn Chín Nên

Theo tìm hiểu của DaLaVi từ những người bản địa đã gắn bó nhiều năm với nghề, sở dĩ có tên gọi Hồng giòn Chín Nên là vì cách đây mấy chục năm, có một người đàn ông tên là Chín Nên đem giống hồng này về vùng đất D’ran – Đơn Dương để ghép. Qua thời gian, các vườn hồng cứ thế được nhân bản, lai ghép và trở thành “làng Hồng Chín Nên” nức tiếng một vùng.

Thị trấn D’ran – Đơn Dương là vùng trồng chủ yếu

Ngày nay, giống Hồng này cũng được ghép ở nhiều vùng khác nhau ở Lâm Đồng, như: Cầu Đất, Trạm Hành nhưng với số lượng ít. Vùng trồng chủ đạo vẫn là Đơn Dương với sản lượng hàng năm dao động mức 100 tấn/mùa vụ.

Hồng giòn Chín Nên có vào tháng mấy?

Thời vụ cũng tương đồng với giống hồng trứng được trồng nhiều tại Cầu Đất, đến sớm hơn so với các giống khác, như: Tám Hải, Trứng láng…Năm nay, hồng giòn Chín Nên bắt đầu từ đầu tháng 8 dương lịch và dự kiến kết thúc vào cuối tháng 10. Phải sau tròn 1 năm mới lại vào thời vụ mới, do vậy quý vị hãy tranh thủ thời gian để tận hưởng và cảm nhận sự tinh túy của mỗi trái hồng Chín Nên được đất trời ban tặng cho vùng đất D’ran này nhé!

Mùa hồng Chín Nên thường bắt đầu từ đầu tháng 8 đến cuối tháng 10 hằng năm

Sau khi thu hoạch, hồng giòn cũng được Ủ hơi tự nhiên như giống hồng trứng của Đà Lạt. Theo đó, cứ mỗi lớp hồng là một lớp báo, cột chặt túi nilon và sau khoảng 7-10 ngày là Hồng đã hết chát, ăn được.

Cách bảo quản hồng giòn Chín Nên:

Bảo quản tủ lạnh là phương pháp tối ưu dành cho các loại trái cây tươi

Vì đã Ủ hơi đủ ngày nên ăn được liền ngay sau khi nhận hồng từ DaLaVi. Muốn bảo quản lâu, hãy cho vào tủ lạnh, tuy nhiên trước khi cho hồng giòn vào tủ lạnh thì nên lưu ý :

  • KHÔNG NÊN rửa hồng trước khi cho vào tủ lạnh để tránh hồng bị úng nước
  • Cho hồng vào bịch nylon rồi cột chặt miệng
  • Bảo quản tốt nhất trong tủ mát, ăn trong vòng 5-7 ngày. Hồng giòn để lâu sẽ ít giòn hơn nhưng sẽ ngọt hơn do đường trong quả sẽ được tiết ra. Khi hồng đã gọt vỏ đôi khi sẽ có 1 số đốm màu hồng hoặc nâu thì vẫn bình thường do đó là đặc tính của quả hồng giòn.
  • Khi nào ăn thì cắt ra dùng liền, tránh cắt sẵn miếng hồng bị oxy hóa sẽ không ngon.
  • Khuyến nghị: NÊN sử dụng trong vòng 5-7 ngày, để lâu hơn Hồng sẽ mất vị ngon!

DaLaVi trân trọng mang đến sản phẩm Hồng giòn Chín Nên mỗi mùa hồng đến bên cạnh giống hồng truyền thống, hồng giòn Fuyu. Hãy liên hệ với DaLaVi để được tư vấn và đặt hàng!

Thông tin bổ sung

Lựa chọn Combo

Combo 10kg, Combo 2kg, Combo 5kg

Có thể bạn thích…