Hạt macca Lâm Đồng được trồng nhiều tại Lâm Đồng – nơi đáp ứng các điều kiện khắt khe để cây mắc ca cho ra sản lượng quả và chất lượng tốt. Được mệnh danh là “hoàng hậu quả khô” bởi hương vị béo béo, bùi bùi đầy thơm ngon và còn mang trong mình hàm lượng dinh dưỡng vượt trội. Hạt mắc ca tuy ở thời điểm hiện tại được nhiều người biết đến, được săn lùng trên các sàn thương mại điện tử và được đặt cho một danh xưng mĩ miều đến thế, nhưng ít ai biết rằng: Để được săn đón như ngày hôm nay thì chính bản thân hạt mắc ca và người nông dân đã lao đao như thế nào.
Hạt mắc ca có nhân trắng như sữa, ngon, bùi, dẻo và rất nhiều chất dinh dưỡng
Khởi nguồn:
Hạt macca Lâm Đồng có nguồn gốc ở vùng Đông Bắc Australia, được người bản địa gọi là Kindal Kindal, từ xa xưa nó đã được dùng làm thực phẩm. Đến khi thực dân Anh đến đô hộ, cây được đặt lại tên thành macadamia – dựa theo tên của bác sĩ vĩ đại người Scotland là John Macadam.
Sau đó, hạt mắc ca được đưa về Việt Nam trồng thử nghiệm và trồng nhiều nhất ở vùng đất Lâm Đồng. Với khí hậu ôn hòa và thổ nhưỡng của vùng đất này đã đáp ứng các yêu cầu của cây mắc ca như: độ ẩm, lượng nước, khí hậu,…Cây mắc ca được trồng cụ thể tại những khu vực sau: Huyện Lâm Hà , Huyện Di Linh – Lâm Đồng , Huyện Đức Trọng và một phần nhỏ tại Đà Lạt – Lâm Đồng. Người dân ở đây thường trồng xen cây mắc ca với cây cà phê, cây sầu riêng để gia tăng kinh tế.
Từ hi vọng đến rơi xuống vực sâu:
Mắc ca được đưa về Lâm Đồng với kỳ vọng nó trở thành “chiếc tàu” đưa người dân vùng núi thoát khỏi sự nghèo khổ.
Vốn là những người nông dân chân lấm tay bùn, ban đầu chẳng ai biết mắc ca là gì, trồng ra sao nhưng sau khi được chính quyền vận động và họ ăn thử thấy hương vị mắc ca ngon nên xuống giống trồng thử. Sau đó, mắc ca cho trái rất sai quả, nhiều người bắt đầu đặt cho nó cái tên hoa lệ: “cây trồng tỉ đô”, và rồi từ đây nhiều người bắt đầu đặt cược với cây mắc ca này.
Một hộ nông dân với 150 cây mắc ca đã thu được 1 tấn hạt, thu về hơn 200 triệu đồng (ảnh minh họa).
Bên cạnh những gia đình phất lên từ cây mắc ca, người ta cũng bắt đầu đổ xô đi trồng giống cây này, thế nhưng hiện thực chẳng như mơ khi nhiều gia đình đã phải vay mượn để đầu tư mắc ca giờ đây lại nợ chồng chất nợ.
Người dân lao đao vì cây mắc ca không ra quả nhưng lại xanh tốt, lá um tùm
Vườn mắc ca 1ha của ông H ngụ tại Lâm Hà với những cây mắc ca rất xanh tốt nhưng chỉ có lá mà không cho quả.
Hay vườn mắc ca của bà V tại Đơn Dương cũng gặp tình trạng tương tự khi cây mặc dù phát triển tốt nhưng lại không cho trái dù đã đến mùa thu hoạch. Bà bảo có lẽ do giống cây mắc ca không đảm bảo, vì ham lợi trước mắt mà không tìm hiểu kĩ về cách trồng cũng như nguồn giống không đảm bảo nên gặp phải tình cảnh như vậy. Và khi cây không cho trái, bà đã phải bỏ hết và chuyển sang trồng chanh dây (mác mác)
Ông Lê Văn Tạm (thôn 3, xã Hòa Nam, huyện Di Linh) cũng bức xúc: Bà con ở Di Linh đang chặt phá nhiều cây mắc ca không cho quả. Gia đình tôi có vài cây mắc ca 8 – 10 năm tuổi rất nhiều trái; nhưng lại có 400 cây mắc ca (4-5 tuổi) mua giống của Cty Đức Anh không cho quả, gọi điện thoại đến công ty không có ai nghe máy… (nguồn: phóng viên Lâm Đồng)
Lựa chọn giống cây mắc ca là một điều quan trọng quyết định yếu tố thành công của cây trồng
Và như vậy, mặc dù cây mắc ca được mệnh danh là “hoàng hậu hạt khô” hay “cây trồng tỉ đô” nhưng nó là giống cây không dễ trồng, không dễ chăm sóc và cần phải đầu tư sản xuất chất lượng cao mới thu về số tiền trăm triệu mỗi năm.
Vực dậy:
Theo nhận định của nhiều chuyên gia dự báo, trong 10 năm tới, tổng nhu cầu mắc ca sẽ tăng lên 5 lần so với hiện nay (800.000 tấn). Trong khi đó, các nước trên thế giới (kể cả Việt Nam), cho đến năm 2030 sẽ chỉ mới sản xuất được 500.000 tấn. Hơn nữa, cây mắc ca trồng tại khu vực Lâm Đồng lại cho giá cao và được đánh giá là ngon hơn nơi xuất xứ của chính loại cây này (Úc).
Nhận thấy tiềm năng lớn, lượng cầu cao hơn lượng cung, nhiều đơn vị và chính quyền địa phương đã tạo điều kiện cho người nông dân vực dậy bằng cách hợp tác, hỗ trợ và liên kết với các nhà vườn để họ an tâm về đầu ra sản phẩm, hơn hết là hỗ trợ người dân giống cây trồng tốt và tổ chức nhiều buổi học hỏi, chăm sóc cây mắc ca để cho ra sản lượng tốt.
Lễ kí kết hợp tác cho vay đầu tư phát triển cây mắc ca lại Lâm Hà – Lâm Đồng
Đặc biệt, rút kinh nghiệm từ sai lầm trước của nhiều người, các hộ nông dân đã trồng xen canh cây mắc ca với những cây trồng lâu năm khác để đảm bảo nguồn thu nhập trong khi chờ đợi mùa thu hoạch mắc ca.
Trời cũng chẳng phụ lòng con người khi giờ đây, Hạt macca Lâm Đồng trở thành hạt mắc ca có thương hiệu và đạt chất lượng hơn so với kỳ vọng. Giờ đây, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã có 960ha trồng giống cây này, chiếm 64% so với cả nước.
Sản phẩm hạt mắc ca sấy là sản phẩm chủ đạo, được nhiều người yêu thích và tìm mua, thậm chí hạt mắc ca nước ta còn được xuất khẩu ra nước ngoài.
Trồng mắc ca đúng kĩ thuật và chăm sóc tốt sẽ cho sản lượng hằng tấn mỗi năm
Từ loại hạt không ai biết nay đã trở thành “nữ hoàng hạt khô” với hương vị thơm ngon, bùi, béo và chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Từ loại cây trồng khiến người dân lao đao nay cũng đã trở thành “giống cây tỉ đô” được trồng xen canh rất nhiều tại Lâm Đồng. Thế mới nói sau cơn mưa trời lại sáng và ông trời cũng chẳng phụ lòng người.
Hạt macca Lâm Đồng với thương hiệu DaLaVi:
Hạt mắc ca 250gr được đóng gói với bao bì bắt mắt (250gr và 500gr)
DaLaVi với bề dày kinh nghiệm trong nghành nông sản – đặc sản Đà Lạt, chúng tôi tự hào là một người con của vùng đất Lâm Đồng với sứ mệnh mang các sản vật quý giá của vùng đất này đến với mọi người trên khắp mọi miền đất nước thưởng thức. Trong số rất nhiều các đặc sản như hồng Đà Lạt, dâu tây Đà Lạt, sữa ong chúa,.. hạt mắc ca sấy là một trong những sản phẩm bán rất chạy hằng tháng của DaLaVi. Như đã chia sẽ ở trên, chúng tôi là một trong những đơn vị đã ký kết đầu ra cho các vườn mắc ca tại Lâm Đồng, cụ thể là vườn mắc ca lớn nhất tại Lâm Hà, với quy trình sản xuất chặt chẽ và kỳ công mới cho ra những hạt mắc ca đạt chất lượng tốt nhất. Hơn nữa, DaLaVi cam kết sản phẩm được chế biến hoàn toàn an toàn, không chứa những chất bảo quản độc hại và được kiểm định về chất lượng trước khi lưu hành ngoài thị trường.
Xem thêm thông tin về sản phẩm Hạt mắc ca Lâm Đồng tại đây.