Hướng dẫn cách chăm sóc giống cây hồng Đà Lạt

Quả hồng được xem là “sản vật” của thành phố sương mù, không chỉ mang đậm hương vị của đất trời mà hàm lượng dinh dưỡng có trong quả hồng còn giúp con người cải thiện sức khỏe. Hồng là loại quả ưa khí hậu ôn đới nên được trồng nhiều ở Đà Lạt, một năm chỉ ra quả 1 lần vào mùa thu (cụ thể là từ cuối tháng 8 đến cuối tháng 12).

Hồng Đà Lạt

Với hương vị khó quên từ quả hồng có rất nhiều khách hàng đã ngỏ lời đặt mua giống cây hồng của DaLaVi để mang về tự tay trồng. Tuy nhiên, để chăm sóc loại cây giống này không phải ai cũng có “nghề”. Vì vậy, ở bài viết này, với kinh nghiệm chăm sóc cây hồng của DaLaVi chia sẽ đến bạn cách chăm sóc cây hồng Đà Lạt cho vụ mùa sắp tới!

Cách chăm sóc giống cây hồng Đà Lạt

Tưới nước:

Hệ thống tưới nước cho cây

Hồng ăn quả là loại cây trồng cần rất nhiều nước, vì thế vào mùa khô cần cung cấp nước thường xuyên cho cây, nhất là khi cây đang trong giai đoạn ra hoa, ra quả.

Vệ sinh ruộng cỏ:

Không phải cứ dọn sạch cỏ dại là tốt, đôi khi cỏ cũng có tác dụng. Chỉ nên dọn cỏ xung quanh gốc cây, còn cỏ ở bên ngoài tán cây thì cần để cỏ cao khoảng 10 cm, việc này giúp ích cho đất không bị rửa trôi khi mưa to và cũng giữ ẩm tốt cho đất trong thời kì nắng hạn kéo dài.

Ở xung quanh gốc cây cần phủ bằng rơm, cỏ dại đã khô hoặc trấu việc này giúp cho cỏ dại không phát triể không cạnh tranh chất dinh dưỡng với cây. Mỗi năm cần làm cỏ cào tháng 2 và tháng 9. Cần xới xung quanh gốc cây một năm 3 lần còn xới đất toàn ruộng mỗi năm chỉ một lần duy nhất.

Đốn cây, tỉa cành, đốn tạo quả:

Giống cây hồng do DaLaVi cung cấp được ghép với những cây hồng trên 20 năm và cho sản lượng trái ổn định và chất lượng

Đốn cây, tỉa cành giúp cây có nhiều ánh sáng, rễ có sự thông thoáng được cung cấp đủ oxy giúp cây quang hợp tốt hơn, sâu bệnh hại cũng ít hơn.

Khi cây trồng được 8 tháng, chiều cao của cây vào khoảng 55cm, cần tiến hành bấm ngọc cho Hồng. Khi các cành cấp 1 mọc đều chia ra các hướng với kích thước khoảng 50 cm thì phải tiến hàng cắt tỉa để tạo cành cấp hai mới. Việc thực hiện đốn tỉa cần phải thực hiện vào mùa đông hoặc mùa hè tùy theo gia chủ. Cách thực hiện đốn tỉa cây hồng ăn quả như sau: Khi thân chính cao 0,5m thì cần loại bỏ ngọn. Mỗi phía chỉ để một cành, thường để 3 hay 4 cành. Khi các cành cấp một dài khoảng 50cm thì giữ khoảng 5 hoặc 6 cành cấp 2, hướng cành được phân đều theo 2 phía. Sau đó dùng kéo cắt nghiêng 45 độ khi cắt cành sau đó quét vôi vào vết cắt nhằm hạn chế sau bệnh cho cây.

Đối với những cành nhỏ, cành yếu, cành sâu bệnh, cành khô đã chết cần loại bỏ cành yếu. Cành sau này mang quả chỉ xuất hiện trên cành mẹ vì thế chỉ nên giữ lại một hoặc hai mầm khi loại đi một phần cành cây Hồng đã cho quả. Năm sau hững mầm cây này sẽ đơm hoa và kết trái.

Bón phân:

Bón phần cho cây

Đối với những cây đã ra quả một vài năm thì mỗi năm, cứ vào tháng một dương lịch, trước khi cây nảy lộc cần bón lót cho cây với lượng phân bón là: phân chuồng đã ủ muc 40kg + 0,4kg đạm urê + 0,3kg lân và 0,4kg kali. Cần chú ý bón cho cây thật cẩn thận không làm rễ cây bị tổn thương. Trong thời gian cây ra quả sử dụng kali và đạm pha cùng với nước ( pha thật loãng) tưới cho cây định kỳ mỗi tháng hai lần.

Nhìn chung, cây hồng là giống cây sinh trưởng và phát triển tốt, chính vì vậy nó thường mọc dại và mọc trên các sườn đồi của phố núi. Với đặc tính đó nên chăm sóc cây hồng Đà Lạt rất dễ dàng, ngay cả những người chưa có kinh nghiệm cũng có thể trồng được, nếu quý vị khộng thể chăm sóc hay bón phân theo cách hướng dẫn của DaLaVi thì có thể chỉ tưới nước cho nó, với lượng nước hằng ngày thì cây cũng đã phát triển tốt.

Đặt mua giống cây hồng Đà Lạt theo địa chỉ:

CÔNG TY TNHH DALAVI

Hướng dẫn cách chăm sóc giống cây hồng Đà Lạt