Dâu tây Đà Lạt có mấy loại?

Dâu tây Đà Lạt đang khẳng định vị thế là “nữ hoàng trái cây” của mảnh đất tình yêu –  Đà Lạt, được ưa chuộng bởi hương thơm tự nhiên và ngọt ngào say đắm. Dâu tây Đà Lạt đang được bán tại rất nhiều địa điểm trên cả nước, tuy nhiên việc xuất hiện nhiều loại dâu tây giá rẻ khiến người tiêu dùng rất băn khoăn và lo lắng. Hãy cùng DaLaVi tìm hiểu một số thông tin hữu ích về loại trái cây này nhé!

1. Xuất xứ dâu tây Đà Lạt

Dâu tây (tên khoa học là Fragaria) xuất xứ từ châu Mỹ, sau này được nghiên cứu, lai tạo và được trồng rộng rãi trên khắp thế giới từ nửa cuối thế kỷ 18. Những nước có sản lượng dâu tây lớn nhất gồm: Trung Quốc, Mỹ, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, Úc…. Trong khi đó, Nhật Bản sở hữu những loại dâu tây ngon và quý hiếm bậc nhất thế giới như dâu trắng Nhật Bản, dâu anh đào,…

Tại Việt Nam, dâu tây được người Pháp trồng đầu tiên tại Đà Lạt từ thập niên 40 của thế kỷ 20. Với khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp, dâu tây ngày càng được trồng rộng khắp Đà Lạt và trở thành “biểu tượng của thành phố” trên cao nguyên này.

Dâu tây tại Việt Nam được trồng nhiều nhất tại Đà lạt (Lâm Đồng)

Đà Lạt (Lâm Đồng) hiện đang có sản lượng dâu tây lớn nhất và nổi tiếng nhất Việt Nam (dâu tây Sapa số lượng rất hạn chế). Hiện nay, Đà Lạt có 117 ha đất trồng dâu tây, trong đó 13 ha canh tác trong nhà kính theo hướng công nghệ cao – phương pháp thủy canh, còn lại chủ yếu vẫn theo phương pháp tuyền thống.

Dâu tây trồng trong nhà kính được canh tác bằng phương pháp hữu cơ, sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt hoặc bán thủy canh và tập trung vào một số giống mới, cao cấp như dâu giống Nhật, Newzealand hoặc giống dâu Pháp.

2. Các loại dâu tây được trồng tại Đà Lạt

Chia theo giống dâu tây:

Dâu tây tươi được trồng ở Đà Lạt có bốn giống chính: giống Pháp, giống Mỹ, giống New Zealand, giống Nhật (Nhật hương). Mỗi một giống dâu tây khác nhau sẽ được trồng, chăm sóc và thu hoạch theo một quy trình khác nhau; do đó chất lượng trái dây tây cũng khác nhau:

+ Giống dâu Mỹ: đây là loại dâu tây được trồng phổ biến nhất tại Đà Lạt do sản lượng trồng rất cao, quy trình canh tác đơn giản. Giống dâu tây Mỹ tại Đà Lạt được chia làm hai loại: dâu Mỹ đá và dâu Mỹ hương. Dâu tây mỹ hương có trái ngọt, mềm, và thơm, trong khi Dâu mỹ đá thì trái chua nhưng giòn hơn, không thơm. Dâu tây giống Mỹ tại Đà Lạt thường được sử dụng làm sinh tố hoặc làm bánh, hơn là ăn trực tiếp.

+ Giống dâu tây Pháp: Dâu tây giống Pháp mới được trồng tại Đà Lạt, chủ yếu là giống Mara des Bois được trồng theo phương pháp thủy canh. Loại dâu tây này chất lượng khá cao, vị thơm tự nhiên và đang được phân phối khá nhiều tại các hệ thống siêu thị, trong đó có cả Aeon Nhật Bản.

Dâu tây Đà Lạt có nhiều loại

+ Dâu tây giống New Zealand: là loại dâu tây cao cấp được trồng toàn bộ bằng phương pháp thủy canh tại Đà Lạt. Trái dâu tây New Zealand được trồng với quy trình rất phức tạp, trái có màu sắc bắt mắt, thịt rất thơm, giòn và khá ngọt, thường được sử dụng để ăn trực tiếp. So về chất lượng cũng không thua kém các loại dâu tây Nhật Bản hoặc dâu tây Hàn Quốc bao nhiêu.

+ Dâu tây giống Nhật: đây chính là loại dâu tây cao cấp nhất được trồng tại Đà Lạt, theo phương pháp thủy canh trong nhà kính, công nghệ tưới Nhật Bản, theo tiêu chuẩn vô cùng khắt khe. Trái dâu tây Nhật có chất lượng cực cao, giòn, ngọt không kém các loại dâu tây nhập khẩu khác. Mặc dù vậy, giá dâu tây Đà Lạt giống Nhật cũng rất cao, gấp 5-6 lần so với các loại dâu tây giống Mỹ.

Chia theo phương thức canh tác:

Dâu tây Đà lạt được trồng phổ biến theo 2 hình thức:

+ Trồng dưới đất: dâu tây được trồng trực tiếp dưới đất hoặc trồng dưới đất có phủ lớp Ni-lông để tránh sâu bệnh. Đây là phương pháp canh tác đơn giản, sản lượng cao, tuy nhiên quả dâu có hình dáng xấu, quả ăn không ngon lắm, thường xuyên phải dùng thuốc trừ sâu. Dâu Mỹ thường được sử dụng trồng bằng phương pháp này.

Vườn dâu trồng trực tiếp dưới đất

+ Trồng thủy canh: Dâu tây được trồng thủy canh trong nhà màng hoặc trong nhà kính bằng phương pháp hữu cơ, sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt hoặc bán thủy canh. Quả dâu sẽ có chất lượng rất cao, không dùng thuốc trong quá trình chăm sóc. Dâu loại này có vị chua thanh, giòn, quả thon dài khá đẹp mắt. Các giống chính trồng theo phương pháp này gồm: Nhật Bản, New Zealand và Pháp.

Trồng thủy canh

Ngoài mấy giống phổ biến trên, gần đây có thêm một số giống từ Đài Loan… và đặc biệt là dâu lai tạo mang tên địa phương như Langbiang, Hương lai… cũng rất được ưa chuộng!!

Để đặt mua dâu tây Đà Lạt hoặc các sản phẩm làm từ dâu tây như: mứt dâu tây, kẹo dâu tây Đà Lạt, dâu tây sấy,… tại Dalavi bạn có thể liên hệ theo địa chỉ dưới đây:

CÔNG TY TNHH DALAVI

  • 27/6E Yersin, P.10, TP. Đà Lạt
  • Tel: 02633.814.814 (7h30-17h)
  • Hotline: 0914.107.107 (24/24)
  • Email: info@dalavi.vn
  • Facebook: fb.com/dalavi.vn
  • Website: nongsandalat.vn 
Dâu tây Đà Lạt có mấy loại?